Những điều cần tránh khi dùng các loại bình chữa cháy
Những chuyên gia trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đã khuyến cáo rằng 90% đám cháy đều có thể bị dập tắt nhanh chóng nếu người phát hiện đám cháy có bình chữa cháy trong tay. Nhưng để sử dụng các loại bình chữa cháy hiệu quả, chúng ta cần tránh những sai lầm dưới đây!
Không biết phân biệt các loại đám cháy
Nhà cung cấp các loại bình chữa cháy luôn chỉ ra một hạn chế không đáng có của người dùng là không biết cách phân biệt các loại đám cháy. Điều này dẫn đến hậu quả các chất chữa cháy trong bình không phát huy tác dụng. Nguyên nhân vì mỗi chất chữa cháy chỉ có tác dụng với một hoặc một số chất cháy nhất định.
Theo đó, người dùng cần biết cách phân biệt các loại đám cháy như sau: Đám cháy loại A là đám cháy chất rắn; đám cháy loại B là đám cháy chất lỏng; đám cháy loại C là đám cháy chất khí; đám cháy loại D là đám cháy liên quan đến kim loại; đám cháy loại E là đám cháy dầu, mỡ động vật,…
Ví dụ bình chữa cháy dạng bột BC chữa được đám cháy loại B và đám cháy C. Nếu không phân biệt được các loại đám cháy, bạn khó có thể sử dụng hiệu quả các loại bình chữa cháy hiện có trên thị trường.
Chỉ cần biết cách dùng đúng bình chữa cháy, bạn sẽ hạn chế được những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra
Không nhận diện được loại bình chữa cháy
Ngay cả khi phân biệt được các loại đám cháy mà không nhận diện được loại bình chữa cháy thì bạn cũng khó có thể sử dụng hợp lý. Muốn nhận diện được bạn cần biết cách đọc ký hiệu trên bình và so sánh được sự khác biệt về thiết kế các loại bình. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn phân biệt các loại bình chữa cháy.
Trên vỏ bình chữa cháy khí CO2 thường có ký hiệu CO2 hoặc MT. Số theo sau ký hiệu MT thể hiện trọng lượng của bình chữa cháy. Ví dụ, trên vỏ bình có ký hiệu MT4 tức là đây là bình chữa cháy CO2 loại có trọng lượng 4 kg. Loại bình chữa cháy khí CO2 không có đồng hồ áp suất đi kèm.
Thietbipccchanoi Bình chữa cháy dạng bột có hoặc không có đồng hồ áp suất đi kèm. Trên thân bình chữa cháy dạng bột thường xuất hiện các ký hiệu như MF, ZYW hoặc MFZ. Trong đó, bình có ký hiệu MFZ có đồng hồ áp suất vì loại bình này sử dụng N2 làm khí đẩy. Bình có ký hiệu MF không có đồng hồ áp suất và bình ZYW là loại bình chữa cháy tự động.
Ngoài ra, trên thân bình chữa cháy dạng bột, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp ký hiệu BC, ABC, mfz as1.3s. Những ký hiệu này thể hiện khả năng dập tắt các loại đám cháy khác nhau của bình. Bình chữa cháy dạng bột ABC có khả năng dập cháy đa dạng hơn nên có giá thành cao hơn bình chữa cháy dạng bột BC.
Không nắm được nguyên tắc sử dụng bình chữa cháy
Mỗi loại bình sẽ “chóng chỉ định” với những trường hợp nhất định. Chẳng hạn như khi bắt gặp đám cháy do chất lỏng (xăng, dầu,…) gây ra. Nếu bạn phun thẳng chat chữa cháy vào giữa đám lửa, chất lỏng đang cháy sẽ bắn lung tung ra xung quanh. Bạn có thể bị bỏng và đám cháy có thể bùng phát kinh khủng hơn.
Muốn sử dụng các loại bình chữa cháy hiệu quả, bạn cần tránh những sai lầm kể trên
Hoặc ví dụ như khi bạn dùng bình chữa cháy CO2 để dập lửa trong phòng có diện tích nhỏ và không có lối thoát, bạn rất dễ bị ngạt khí vì CO2 không phải là khí duy trì sự sống. Khi bạn cùng bình chữa cháy dạng bột để chữa cháy thiết bị điện tử giá trị cao cũng vậy. Muối trong bột chữa cháy có thể sẽ làm ăn mòn, hỏng hóc thiết bị.
Có nhiều điều cần tránh khi sử dụng các loại bình chữa cháy Hà Nội, thang thoát hiểm pccc Liên hệ ngay với Phòng cháy chữa cháy Thăng Long qua hotline 0968.698.114/ 0963.284.114 để được tư vấn đầy đủ nhất!
Nhận xét
Đăng nhận xét